Thiết kế website bằng Webflow hiện đã không còn là một công cụ xa lạ trong việc hỗ trợ người dùng tạo ra một website chất lượng và đẹp mắt. Đối với những ai chưa từng nghe qua hay chưa từng sử dụng Webflow thì bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất về nền tảng tuyệt vời này.
Webflow là gì? Thiết kế website bằng Webflow có những ưu điểm và hạn chế nào cần lưu ý?
Ngày nay có rất nhiều công cụ hay phần mềm được phục vụ để xây dựng và thiết kế một website, tuy nhiên Webflow vẫn là một lựa chọn được nhiều người sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu Webflow có những tính năng và đặc điểm gì mà lại được ưa chuộng nhiều đến thế nhé.
Thiết kế website bằng webflow mang lại những giá trị gì cho người sử dụng?
Thiết kế website với Webflow nghĩa là thiết kế và quản lý trang web bằng Webflow – một bộ công cụ online cho phép người dùng thực hiện việc xây dựng trang web với những chức năng hữu ích đã được trang bị sẵn mà không cần phải có kiến thức sâu rộng trong việc làm thế nào để viết mã. Webflow còn là sự kết hợp giữa các công cụ xây dựng trang truyền thống như Wix hay hệ thống quản lý nội dung phổ biến từ WordPress.
Webflow hiện nay có 3 gói sử dụng, bao gồm Basic, Content Management System (CMS) và Business. Mỗi gói sẽ có mức chi phí cũng như những tính năng đa dạng đi kèm riêng biệt, tùy theo nhu cầu sử dụng mà người dùng sẽ có những lựa chọn khác nhau.
Lợi ích từ thiết kế website bằng Webflow có gì đặc biệt hơn những công cụ khác?
Như đã đề cập trước đó, có rất nhiều phần mềm khác ngoài Webflow hỗ trợ người dùng xây dựng và vận hành website nhưng Webflow vẫn được tin dùng nhiều nhất, bởi những ưu điểm vô cùng tối ưu mà công cụ này mang lại. Thiết kế website bằng Webflow có giao diện thân thiện, dễ sử dụng với bảng điều khiển linh hoạt cùng với những mẫu template được tạo sẵn cho phép người dùng có thể thoải mái điều chỉnh và sáng tạo một trang web phù với mục đích và yêu cầu sử dụng của mình.
Ngoài ra, ở phần CMS trên Webflow còn được tích hợp chương trình xây dựng nội dung linh hoạt theo tùy chỉnh, có thể được dùng để tạo bất kỳ loại nội dung tĩnh hay động từ các nguồn nội dung khác nhau như trang web, blog, hay các bài đánh giá. Bên cạnh đó, mạng lưới cung cấp nội dung (Content Delivery Network – CDN) của Webflow còn hỗ trợ đảm bảo tốc độ lẫn cũng như tính bảo mật cho trang web từ những lợi ích an ninh từ CDN.
Xem thêm: Tự thiết kế website miễn phí nhanh chóng với 3 trang cung cấp nền tảng web
Thiết kế website bằng Webflow có hạn chế nào trong sử dụng cần chú ý không?
Không chỉ với Webflow, mà bất cứ một công cụ hay phần mềm tiện ích nào cũng luôn có những điểm cần khắc phục mà người sử dụng cũng nên biết để tận dụng tối đa những điểm tốt và tránh những điểm chưa tốt khi dùng.
Giao diện của Webflow khi xây dựng trang web hiện tại chưa tương thích hoàn toàn với Firefox và Edge. Đối với những shop online thì cần phải cẩn thận và chi tiết hơn khi sử dụng bởi bộ e-commerce của Webflow đang dùng là beta, do đó vẫn còn những yếu tố cần được cải thiện. Với những người chưa bao giờ dùng qua các công cụ thiết kế website, chắc hẳn sẽ phải dành thời gian để nghiên cứu cũng như là quen với các tính năng từ Webflow để có thể sử dụng thuần thục.
Qua bài chia sẻ này, hi vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích của việc thiết kế website bằng Webflow là như thế nào, cũng như những yếu tố đặc biệt của công cụ này đem lại cho người dùng. Từ đó sớm có thể dễ dàng xây dựng cho mình một website từ công cụ này.