Nếu một vài năm trước, khi đi du lịch, bạn phải dùng TripAdvisor để tìm kiếm những quán ăn gần nơi ở thì bây giờ, việc này hoàn toàn được giao lại cho Google Maps. Đây chính là SEO Google Map. Và nếu bạn đã từng dùng Google hoặc Google Map để tìm kiếm một địa điểm nào đó thì bạn sắp hiểu SEO Google Map là gì rồi nhưng hãy đọc bài viết này để cập nhật một cách chi tiết hơn về hình thức digital marketing thú vị này nhé!
SEO Google Map là gì? Định nghĩa một cách chính xác về Local SEO
Có hơn một tỷ người trên thế giới đang sử dụng Google Map và có nhiều khả năng, người ta không chỉ dùng nó để tìm đường. Hãy thử tưởng tượng bạn và hội chị em bạn dì vừa xem phim xong và cần tìm nhanh một quán cà phê để ngồi tán gẫu về bộ phim. Bạn sẽ làm gì đây? Hẳn là bạn sẽ lên ngay Google Map trên điện thoại và nhập vào ô tìm kiếm “quán cà phê gần nhất” và chưa đầy hai giây bạn có ngay thông tin về cái mà bạn đang tìm. Còn doanh nghiệp, họ cũng có ngay một khách hàng mới – là bạn đó! Đó chính xác là cách mà SEO Google Map hoạt động: tối ưu hóa website làm tăng khả năng hiển thị của thương hiệu trên công cụ tìm kiếm Google và làm cho người dùng dễ dàng tìm thấy bạn trên nền tảng Google Map.
Tại sao SEO Google Map quan trọng? Vai trò của nó đối với người dùng và thương hiệu
Nếu bạn thành lập một doanh nghiệp địa phương thì chắc chắn bạn phải có một chiến lược SEO Google Map. Chiến lược digital marketing này giúp bạn tiếp cận những khách hàng gần nhất, dẫn họ đi từ trang web đến ngay trước cửa hiệu của bạn. Theo nghiên cứu, việc tìm kiếm trên Google đã dẫn người tiêu dùng đến khoảng 1.5 tỷ điểm đến mỗi năm, có đến 84% người tiêu dùng tìm kiếm các doanh nghiệp địa phương, có hơn 75% người tiêu dùng thực sự đến cửa hàng trong vòng 1 ngày sau khi tìm kiếm trên smartphone của họ và 28% người đã thực sự mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Những con số này cho thấy tiềm năng của chiến lược digital marketing này.
>Xem thêm: Seo mũ trắng và seo mũ đen, đâu là hướng đi tốt dành cho website?
2 tip cho một chiến lược SEO Google Map hiệu quả hơn
SEO Google Map: Thiết lập và tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp của tôi
Nếu như bạn sở hữu một doanh nghiệp, chắc chắn bạn đã quá quen thuộc với thuật ngữ “Google doanh nghiệp của tôi” (Google My Business). Google doanh nghiệp của tôi là một danh mục trực tuyến miễn phí cho phép bạn xác nhận hồ sơ doanh nghiệp. Hơn nữa,Google My Business tạo ra một diễn đàn để doanh nghiệp tương tác với khách hàng và thậm chí những hiểu biết về việc khách hàng tìm kiếm doanh nghiệp của bạn như thế nào. Google sẽ dựa vào Google doanh nghiệp của tôi để đẩy thông tin của bạn lên kết quả tìm kiếm. Vì vậy, việc tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp sẽ quyết định lớn đến khả năng thành công của SEO Google Map.
Dưới đây là một số mẹo digital marketing để tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp:
- Đảm bảo tính chính xác của bộ ba thông tin chủ chốt – tên doanh nghiệp, địa chỉ và số điện thoại. Các thông tin này phải đúng trên tất cả các platform mà nó tồn tại.
- Liên kết Google My Business đến trang chủ của bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều chi nhánh, hãy tạo ra những trang riêng biệt cho mỗi chi nhánh.
- Thêm phần mô tả cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn và chèn từ khóa quan trọng vào đó.
- Thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách thêm những hình ảnh đẹp và chất lượng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Những doanh nghiệp có chia sẻ hình ảnh của mình sẽ có được nhiều khách hàng đến gõ cửa hơn và cũng thu được nhiều lượt click hơn trên web. Và nếu bạn có thể đăng cả video nữa thì càng tốt.
Và một điều rất quan trọng nên xuất hiện trong quyển note của bạn là các thông tin về doanh nghiệp phải thật sự đầy đủ. Bất kỳ những thông tin cần thiết nào cũng không nên bị bỏ sót.
Lấy đánh giá khách hàng để SEO Google Map hiệu quả hơn
Sẽ không có một chiến lược digital marketing nào hay bất kì một content đồ sộ nào về sản phẩm có thể qua được những “chứng nhận xã hội” của một khách hàng thực sự đã trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Những đánh giá tốt còn giúp doanh nghiệp xếp thứ hạng cao và thúc đẩy chiến lược SEO Google Map. Vậy làm sao để có được đánh giá mà không phải làm phiền khách hàng?
Liên kết các trang review như Google Reviews từ website của bạn. Cách này sẽ giúp khách hàng dễ dàng đi đến những trang này và để lại đánh giá.
Đơn giản là hỏi khách hàng xem liệu họ có thể để lại đánh giá cho doanh nghiệp của bạn hay không. Theo khảo sát của Brigh Local Survey, có đến khách hàng nói rằng họ sẽ để lại đánh giá khi được doanh nghiệp hỏi.
Đầu tư vào những phần mềm quản lý danh tiếng. Các agency và các cố vấn quản lý khách hàng nên cân nhắc sử dụng các chương trình tự động hóa quy trình lấy đánh giá và quản lý chúng.